Đa dạng hóa sản phẩm, người tiêu dùng hưởng lợi khi mua hàng qua kênh Bưu điện

Trong bối cảnh chạy đua tăng trưởng và tính cạnh tranh thị trường cao như hiện nay, Bưu điện Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống phân phối, đổi mới phương thức bán hàng và đa dạng các chương trình ưu đãi, mở ra không gian trải nghiệm mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng

Với mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng khu vực vùng sâu, vùng xa cơ hội trải nghiệm, sử dụng những sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) phối hợp cùng các nhà sản xuất, đại lý bán triển khai phân phối hàng hóa theo mô hình mới qua hệ thống Bưu điện - Văn hóa xã.

Trong bối cảnh nền kinh tế đã và đang phục hồi sau làn song Covid-19 lần thứ 4,  tổng mức bán lẻ tại hơn 13.000 điểm bưu cục của Bưu điện Việt Nam liên tục nhận được những tín hiệu khả quan và phát triển ổn định với đa dạng sản phẩm, hàng hóa, hình thức mua sắm.

Đa dạng hóa sản phẩm người tiêu dùng hưởng lợi khi mua hàng qua kênh Bưu điện
Thực phẩm, hàng tiêu dùng, các sản phẩm chăm sóc gia đình của các thương hiệu nổi tiếng đã có mặt tại các điểm bán của Bưu điện 

Cuối tháng 6/2022, Bưu điện Việt Nam chính thức tham gia vào mô hình kênh phân phối hiện đại với 5 ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, bao gồm: Thực phẩm đóng gói; Sữa/sản phẩm từ sữa; Đồ uống đóng chai/lon; Chăm sóc cá nhân; Chăm sóc gia đình đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nhiều năm qua như: Coca-Cola, Ovaltine, Tân Hiệp Phát hay Bột giặt và nước rửa chén mang thương hiệu Lix...

Tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã Lương Nội (Huyện Bá Thước, Thanh Hóa) về chiều lượng khách xem và chọn mua các mặt hàng tiêu dùng tương đối đông. Chị Nguyễn Huyền chia sẻ: “So với trước đây, việc mua các loại bột giặt, nước tẩy rửa hay sữa, gạo có thương hiệu giờ đã thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn nhiều vì điểm bán của Bưu điện nằm ngay gần nhà. Thỉnh thoảng khi có đợt khuyến mại, tôi cũng đặt hàng qua Facebook hoặc số điện thoại của Bưu điện huyện, chi phí vận chuyển tận nhà khá là phù hợp mà lại không phải đi xa.”

Trong bối cảnh chạy đua tăng trưởng và tính cạnh tranh thị trường cao như hiện nay, Bưu điện Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống phân phối, đổi mới phương thức bán hàng và đa dạng các chương trình ưu đãi, mở ra không gian trải nghiệm mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng tại khu vực vùng sâu, vùng xa.

Đa dạng hóa sản phẩm người tiêu dùng hưởng lợi khi mua hàng qua kênh Bưu điện
Người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn về các sản phẩm

 

Ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển và Thương hiệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: Theo xu thế của thị trường hàng tiêu dùng hiện nay, khách hàng ngày càng trở thành trung tâm để hoạch định các mục tiêu phát triển. Trong đó đặc biệt chú trong chất lượng dịch vụ, trải nghiệm hài lòng, thoải mái của khách hàng khi mua sắm cũng như bổ sung thêm chế độ hậu mãi và những tiện ích kèm theo để mang đến những lợi ích thiết thực, tăng sự gắn bó, khả năng quay lại của khách hàng.

Với mục tiêu thúc đẩy và phát huy tối đa khả năng tiêu thụ của hệ thống Bưu điện - Văn hoá xã, Bưu điện Việt Nam đang dần thay đổi chiến lược để tiếp cận khách hàng tốt hơn bằng các kênh dịch vụ hiệu quả, chú trọng đẩy mạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm với nhiều hơn nữa những thương hiệu nổi tiếng, giúp khách hàng trên toàn mạng lưới của Bưu điện Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn trong mua sắm, hưởng nhiều tiện ích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.