Bệ phóng đưa nông sản Lào Cai ‘cất cánh’

Sản xuất hữu cơ và chuyển đổi số được xem là 2 hướng chuyển đổi quan trọng không chỉ giúp nông sản Lào Cai tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng trong nước mà còn vươn ra nhiều thị trường nước ngoài.

Bắt kịp xu thế nhờ chuyển hướng sản xuất hữu cơ

Sở hữu nhiều tiểu vùng khí hậu cùng với thổ nhưỡng đặc thù giúp Lào Cai có nhiều tiềm năng để phát triển những sản phẩm cây trồng chủ lực hàng hóa chất lượng cao, được khách hàng yêu thích. Tuy nhiên, xu hướng nông nghiệp bền vững cùng những tiêu chuẩn tiêu dùng ngày càng khắt khe, giá cả phân bón vô cơ lên xuống thất thường là động lực khiến nông nghiệp Lào Cai chuyển hướng sang lựa chọn sản xuất hữu cơ.

Trong nhiều năm qua, Lào Cai từng bước thực hiện có hiệu quả các phương thức và mô hình sản xuất hữu cơ trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Thực tế cho thấy, mô hình này không chỉ giúp phát huy tối đa lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất và canh tác của đồng bào các dân tộc Lào Cai mà còn đem lại nguồn thu lớn góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Như hợp tác xã chè Bản Liền, huyện Bắc Hà - đơn vị tiên phong áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Lào Cai, hiện đã đạt hơn 400 ha chè được công nhận hữu cơ, 310 hộ dân tham gia liên kết sản xuất. Đáng chú ý, sản phẩm chè Bản Liền được cấp 3 chứng nhận chất lượng của Mỹ và châu Âu, giúp tiêu thụ gần 1.000 tấn chè các loại, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Bệ phóng đưa nông sản Lào Cai ‘cất cánh’
Ảnh: baodantoc

Lào Cai hiện cũng là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất cả nước với hơn 3.000 ha quế được chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ quốc tế. Sản phẩm quế của Lào Cai được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, một số nước Trung đông và các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, cho thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Lào Cai hiện có 4 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã với khoảng 2.500 hộ gia đình tham gia sản xuất hữu cơ, trong đó, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như chè, rau, hoa quả, quế...

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến là hướng đi “hợp thời”, giúp nông sản Lào Cai vươn tầm, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, thích ứng biến đổi khí hậu, Lào Cai đã xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu đến năm 2025 diện tích đạt từ 1,5 - 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của tỉnh, phấn đấu có diện tích trồng trọt hữu cơ quy mô 4.273 ha.

Tăng tốc chuyển đổi số để mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường

Bên cạnh chuyển hướng sản xuất hữu cơ, Lào Cai cũng xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Thời gian qua, Lào Cai là một trong những địa phương bền bỉ đồng hành, hỗ trợ người DN, hợp tác xã cũng như người nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHCN) vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn như truy xuất nguồn gốc nông sản, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, phát triển thương mại điện tử… Lào Cai cũng là 1 trong 4 địa phương tiên phong xây dựng phần mềm truy xuất nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có 86 doanh nghiệp/HTX tham gia với trên 300 dòng sản phẩm được gắn mã QR-Code trên sản phẩm.

Nhờ đẩy mạnh chủ trương chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhiều thế hệ “nông dân số” của Lào Cai cũng dần hình thành, họ tự mình xây dựng và cập nhật nội dung website, tận dụng ưu thế của mạng xã hội để tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng trong nước, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Trong năm 2022 Lào Cai phấn đấu 100% sản phẩm OCOP của tỉnh sẽ gia nhập các sàn thương mại điện tử và 50% chủ sở hữu sản phẩm được tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử.

Bệ phóng đưa nông sản Lào Cai ‘cất cánh’

Lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, hoạt động để hỗ trợ nông sản Lào Cai bắt nhịp cùng nền kinh tế số. Trong đó có thể kể đến như hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có trên 118 doanh nghiệp/ HTX/ cơ sở tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm trên hệ thống với 193 dòng sản phẩm. 

Hay hệ thống thông tin quản lý chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận trên địa bàn tỉnh, cập nhật thông tin quản lý của 97 chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận trên địa bàn tỉnh Lào Cai đảm bảo các chức năng hỗ trợ trong công tác quản lý, hỗ trợ người sản xuất, cung cấp sản phẩm và hỗ trợ người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm chuỗi nông sản an toàn.

Có thể thấy, chuyển đổi số không còn là một giải pháp mang tính tức thời mà là hành trình xuyên suốt liền mạch góp phần tạo nền tảng vững chắc làm thay đổi giá trị cho nền nông nghiệp Lào Cai. Đây cũng là hướng đi quan trọng và tất yếu góp phần giúp nông sản Lào Cai tạo dấu ấn trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tiến xa hơn là các thị trường ngoại khó tính châu Âu, châu Mỹ…

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.