Bình Định: Đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên sàn TMĐT Postmart

Theo thống kê của Bưu điện Việt Nam, tỉnh Bình Định hiện có 98 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên được đưa lên sàn TMĐT. Đây cũng là một trong những tỉnh/thành phố có nhiều sản phẩm OCOP nhất trên sàn TMĐT Postmart.

Gần 100 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh Bình Định đã có mặt trên sàn TMĐT Postmart.vn

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa người nông dân lên sàn TMĐT, đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp nông thôn, Bưu điện tỉnh Bình Định thời gian qua đã triển khai nhiều chương trình kết nối các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm OCOP đặc trưng của mình lên sàn TMĐT mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh mua bán sản phẩm OCOP trên sàn giao dịch điện tử.

Theo Bà Lê Thị Cảnh, chủ cơ sở sản xuất thực phẩm Kicafoods tại Bình Định, từ khi sản phẩm bún khô của Công ty được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được đưa lên sàn TMĐT Postmart, sản lượng bán ra thị trường tốt hơn rất nhiều, trong đó đơn đặt hàng qua sàn TMĐT chiếm khoảng 30% tổng lượng đơn và đến từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Đặc biệt, đã có những khách hàng quốc tế thông qua sàn TMĐT Postmart để kết nối và tìm hiểu về sản phẩm của chúng tôi. Mặc dù chưa giao dịch thành công, nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng nếu so với cách buôn bán truyền thống.

Hiện nay, ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia đưa các sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT Postmart, các sản phẩm khi đưa lên sàn TMĐT đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất; thị trường bán sản phẩm OCOP qua sàn TMĐT cũng được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước.

Bún khô xuất xứ tại Bình Định luôn là sản phẩm bán chạy trên sàn Postmart.vn

Ông Nguyễn Gia Bình, Giám đốc Bưu điện tỉnh Bình Định cho biết, giai đoạn vừa qua, đơn vị đã tập trung hỗ trợ các chủ thể OCOP trong tất cả các hoạt động xúc tiến thương mại trên sàn TMĐT. Đến thời điểm này, có nhiều hơn số lượng đơn đặt hàng OCOP từ các cá nhân và doanh nghiệp trong cả nước, mang đến sự tăng trưởng tốt về mặt doanh thu cũng như quảng bá sản phẩm của địa phương.

“Chương trình đưa các sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT đã giúp chất lượng sản được nâng cao, tính hoàn thiện của các sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, quy mô, tổ chức của các doanh nghiệp được hoàn thiện hơn; người nông dân được tiếp cận với nhiều hình thái thị trường khác nhau, nên trình độ sản xuất của họ cũng được nâng lên. Tới đây sẽ có nhiều sản phẩm tiếp tục được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart” – ông Bình nhấn mạnh.

Đại diện của sàn TMĐT Postmart cũng chia sẻ, Postmart luôn tiên phong trong việc kết nối tiêu thụ nông sản, kết nối giao thương giữa thành thị và nông thôn, hướng đến mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng OCOP của địa phương ra thị trường quốc tế từ đó nâng cao giá trị đặc sản.

Trong đó, chú trọng phối hợp cùng các hộ sản xuất nông nghiệp, các tỉnh thành đưa toàn bộ sản phẩm đạt chuẩn OCOP lên sàn. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu người dùng, tối ưu thời gian giao hàng nhanh chóng, Postmart đã ứng dụng giải pháp công nghệ, logistics để mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.