Dành mọi nguồn lực xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP Long An

Xác định năm 2022 là “Năm hành động, tạo bước ngoặt chiến lược về chuyển đổi số”, tỉnh Long An nỗ lực ứng dụng CNTT để đưa sản vật địa phương (đặc biệt là sản phẩm OCOP) lên sàn TMĐT, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Nỗ lực kết nối giao thương, mở rộng thị trường

Trước tình hình tiêu thụ hàng hóa khó khăn sau đại dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2022, tỉnh Long An đã nỗ lực kết nối tiêu thụ hàng hóa với các thị trường trong và ngoài nước. Nhiều sự kiện giao lưu với doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã được UBND tỉnh tổ chức. Tháng 8/2022, tại Hội nghị kết nối giao thương giữa DN tỉnh Long An và đoàn DN Hàn Quốc, các doanh nghiệp đã giới thiệu một số sản phẩm đặc sản Long An, sản phẩm OCOP và các sản phẩm thương mại, dịch vụ, du lịch… với đoàn DN Hàn Quốc. Các DN đồng thời trao đổi, thảo luận các vấn đề về thuế thông quan, cập nhật thông tin các tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thủ tục để các mặt hàng nông sản có thể xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Dành mọi nguồn lực xúc tiến thương mại kết nối cung cầu sản phẩm OCOP Long An
Giới thiệu đặc sản trái cây Long An với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều hoạt động kết nối giao thương với DN nước ngoài khác cũng đã được tỉnh Long An tổ chức, như đón đoàn DN Cộng hòa Gabon, các nước Nam Mỹ đến tìm hiểu nhập khẩu gạo, chuối Fohla của Long An. Gửi sản phẩm tiêu biểu mang thương hiệu Long An của 9 DN trong tỉnh tham gia kết nối giao thương tại Hy Lạp và Bungari, Trung Quốc.

Báo cáo của của Sở Công thương Long An cho thấy, trong 3 quý đầu năm 2022, cơ quan này đã hỗ trợ gần 150 lượt tham gia 15 sự kiện hội chợ thương mại, kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành trong nước. Hỗ trợ khoảng 170 lượt DN tham gia các sự kiện kết nối giao thương, tư vấn xuất khẩu theo hình thức trực tuyến do Bộ Công thương tổ chức tại Long An và các tỉnh. 

Đặc biệt, Sở Công thương Long An đã tổ chức kết nối giao thương các DN trong tỉnh với các DN, HTX của các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là các DN lớn của TP.HCM như: hệ thống siêu thị Co.op mart, siêu thị Go, chuỗi San Hà, Bách hóa xanh, siêu thị Tứ Sơn An Giang, các DN của tỉnh Tây Ninh; kết nối với các DN có đông công nhân trên địa bàn tỉnh… giúp các DN quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với nỗ lực tìm kiếm thị trường nước ngoài, tỉnh Long An đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, nâng cao tính kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng như: Cung cấp thông tin đầu mối cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản của tỉnh đến Bộ Công Thương, Tham tán thương mại tại các nước, đến các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội, DN để kết nối tiêu thụ; giới thiệu DN Long An tham gia bình ổn thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là: TP.HCM, Hà Nội.

Kết nối các hộ dân với các DN, HTX trong tỉnh, như: Hệ thống Co.op mart, Công ty San Hà, Bách hóa xanh, Bưu điện Long An, HTX Mỹ Thạnh, Hiệp hội Thanh long Long An… để tiêu thụ hàng hóa, nông sản.

Đưa sản phẩm “Made in Long An” trên môi trường số 

Trong năm 2022, các hoạt động ứng dụng CNTT và đưa các sản phẩm địa phương lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã được tỉnh Long An đẩy mạnh nhằm hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong môi trường kinh doanh trực tuyến.

Hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm trên sàn TMĐT của tỉnh (htttp://tradelongan.com), đã có 181 gian hàng đăng ký tham gia với 485 sản phẩm được trưng bày trên sàn; hỗ trợ đưa sản phẩm của tỉnh lên 6 sàn TMĐT lớn trong nước và sàn TMĐT xuất khẩu Alibaba; phối hợp Bưu điện tỉnh Long An, Viettel hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh, HTX, DN… trong tỉnh quảng bá hình ảnh, phát triển sản phẩm và nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT (https://postmart.vn, https://voso.vn). Đến nay, có 383 tổ chức, cá nhân bán hàng trên 2 sàn này với gần 6.000 sản phẩm được đăng ký.

Dành mọi nguồn lực xúc tiến thương mại kết nối cung cầu sản phẩm OCOP Long An
Giao diện trang web kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Long An (https://nongsanantoanlongan.vn)

Theo bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan này đã hỗ trợ 20 DN tham gia các sàn TMĐT lớn của Việt Nam (Shopee, Sendo, Lazada, Tiki, Voso, Postmart) và hỗ trợ 6 DN tham gia Sàn TMĐT bán sỉ quốc tế Alibaba.com, cung cáp các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Gạo, thanh long, chanh, chuối

“Chúng tôi cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, trong đó phối hợp với Sàn thương mại điện tử Vỏ sò của Tập đoàn Viettel và Postmart của Bưu điện Việt Nam hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa hơn 130 sản phẩm tiêu thụ khoảng 150 tấn hàng hóa và gần 2.000 combo hàng nông sản là đặc sản đặc trưng của tỉnh như khô cá lóc, thanh long ruột đỏ, tinh dầu tràm…. lên bán trên sàn Postmart. Đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên trang bán hàng của kênh Prefood.vn và của SaiGonTel”, bà Lệ cho biết.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên sàn TMĐT

Trong Quyết định số 6539/QĐ-UBND, UBND tỉnh Long An đã điều chỉnh và bổ sung một số nội dung, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, với tổng kinh phí hỗ trợ 3 tỷ đồng. Theo đó, 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đó là hoạt động xúc tiến thương mại qua nền tảng thương mại điện tử.

Thực hiện nhiệm vụ này, Sở Công Thương đã triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT Tiki, Lazada, Shopee, Sendo nhằm hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo sự tin tưởng ổn định đối với khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng.

Dành mọi nguồn lực xúc tiến thương mại kết nối cung cầu sản phẩm OCOP Long An
Một số sản phẩm OCOP Long An

Để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, các group zalo giao thương các tỉnh, zalo Hiệp hội doanh nghiệp Long An, zalo Đồng hương Long An… cũng nhộn nhịp ngày đêm. Phần mềm truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh cũng được xây dựng nhằm xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm OCOP qua TMĐT, từng bước chuyển đổi số hoạt động thương mại.

Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của DN đạt hiệu quả tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế thông qua các hoạt động TMĐT, thúc đẩy tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa trong và ngoài nước, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án OCOP năm 2022. Trong đó, Long An đặt mục tiêu công nhận thêm 44 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên; đồng thời, hỗ trợ máy móc, thiết bị, tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP và những sản phẩm tiềm năng để đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.