Đưa 100% sản phẩm OCOP Yên Bái lên sàn thương mại điện tử trong tháng 6

Tổ Công tác 1034 - Bộ TT&TT cam kết đồng hành, đưa 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh Yên Bái lên sàn thương mại điện tử ngay trong tháng 6/2022.

Chiều 8/6, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Yên Bái tổ chức Hội nghị Triển khai Kế hoạch 86/KH-UBND về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn năm 2022.

Đưa 100 sản phẩm OCOP Yên Bái lên sàn thương mại điện tử trong tháng 6
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái được trưng bày bên lề hội nghị. (Ảnh: Vũ Kiên)

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái thông tin: Thời gian qua, Sở đã tích cực đưa các sản phẩm, doanh nghiệp, hợp tác xã lên hai sàn TMĐT Postmart (Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel). Sau 2 năm triển khai, đã có 283 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân được đưa lên sàn TMĐT với 940 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP.

Số liệu của Sở TT&TT Yên Bái cho thấy, đến nay, toàn tỉnh có gần 130 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT, đạt 92%. Trong đó, 64 sản phẩm được đưa lên sàn Vỏ Sò và 63 sản phẩm được đưa lên sàn Postmart. 

Chia sẻ cụ thể hơn về việc đưa hộ SXNN lên sàn và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đại diện Bưu điện tỉnh Yên Bái cho biết: Trong quý 4/2021 và quý 1/2022, đã có 47.036 tài khoản của hộ SXNN được tạo trên sàn Postmart; 47.096 hộ được đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh số; 47.036 hộ được hướng dẫn tạo gian hàng; 223 hộ tạo gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn; 515 sản phẩm đưa lên sàn (trong đó có 70 sản phẩm OCOP); 350 đơn hàng đã phát sinh với doanh số 70 triệu đồng.

Còn theo đại diện Viettel Post Yên Bái, từ tháng 3/2021, Viettel Post Yên Bái đã đưa hơn 58.000 hộ SXNN, 100% doanh nghiệp OCOP lên sàn Vỏ Sò; hướng dẫn bán hàng cho hơn 64.000 hộ SXNN. Ước tính năm 2021, sàn Vỏ Sò đã bán hơn 5.000 đơn hàng là các sản phẩm nông sản của tỉnh, doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

Đưa 100 sản phẩm OCOP Yên Bái lên sàn thương mại điện tử trong tháng 6
Nhân viên Bưu điện hướng dẫn cách tải app để mua sản phẩm OCOP Yên Bái trên sàn Postmart.vn. (Ảnh: Vũ Kiên)

Tại hội nghị, các đại biểu đã biểu dương một số kết quả nổi bật trong việc đưa nông sản Yên Bái lên sàn TMĐT, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp để hoàn thành các mục tiêu trong năm 2022 đã được UBND tỉnh đề ra như: 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên được đưa lên hai sàn TMĐT Postmart và Vỏ Sò; 100% hộ SXNN lên sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh; thiết lập 10.000 tài khoản hoạt động trên sàn TMĐT; thúc đẩy gia tăng số lượng và giá trị giao dịch trên các sàn TMĐT.

Đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Yên Bái đối với công tác hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thể hiện ở việc ban hành Kế hoạch số 86, ông Dương Tôn Bảo, Tổ phó Tổ Công tác 1034 - Bộ TT&TT nhấn mạnh cam kết đồng hành với địa phương để ngay trong trong tháng 6 này, 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của Yên Bái sẽ được đưa lên hai sàn Postmart, Vỏ Sò.

Lãnh đạo Tổ Công tác 1034 cũng đề xuất một số giải pháp để triển khai hiệu quả hoạt động đưa hộ SXNN Yên Bái lên sàn TMĐT. Cụ thể, Sở TT&TT cần triển khai đồng bộ công tác truyền thông trên các hệ thống báo chí, phát thanh, thông tin cơ sở và các nền tảng số; Nâng cao nhận thức về kinh doanh trên sàn TMĐT cho các cơ quan quản lý và nông dân; Đặt logo, đường link của hai sàn Postmart, Vỏ Sò trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng như các sở, ngành, địa phương để bà con dễ dàng truy cập và sử dụng…

“Chúng tôi đã xây dựng bộ tài liệu bằng video, infographic, sổ tay… cung cấp cho 63 tỉnh/thành để hỗ trợ nông dân nắm được kiến thức kinh doanh trên sàn TMĐT. Đề nghị Sở TT&TT phổ biến tới người dân ở Yên Bái, đặc biệt là thông qua Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Bộ TT&TT cam kết đào tạo cho các Tổ chuyển đổi số cộng đồng để có thêm cán bộ nguồn về lĩnh vực này”, ông Dương Tôn Bảo khuyến nghị.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.