Hà Giang: Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số

Là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, hòa chung với xu thế hòa nhập cuộc cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ngành Nông nghiệp tỉnh ta đang tích cực thực hiện chuyển đổi số để từng bước hiện đại hóa trong quản lý, sản xuất, chế biến, quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị cốt lõi là tăng thu nhập cho người

Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch của UBND tỉnh về việc chuyển đổi số và an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2022. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các văn bản của Trung ương, của tỉnh để tổ chức thực hiện chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin.

Hà Giang Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số
Mô hình sản xuất gạo hữu cơ ứng dụng chuyển đổi số tại thôn Bế Triều, xã Quang Minh (Bắc Quang).

Thực hiện Chính quyền số, đơn vị đã hoàn thành nâng cấp hệ thống mạng nội bộ khối Văn phòng, nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần hiện đại hóa nền hành chính. Đặc biệt, đơn vị đã thực hiện tốt tính năng các phần mềm giao nhiệm vụ, phần mềm quản lý cán bộ, công chức và các phần mềm báo cáo trực tuyến của tỉnh và của bộ chủ quản kịp thời, đúng quy định; cập nhật thường xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu lĩnh vực ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, phát triển nông thôn như: Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản; hệ thống dữ liệu, thông tin online quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; hệ thống cơ sở dự liệu quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường thuộc cơ sở dữ liệu Quốc Gia về thủy sản; hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến Vietnam Animal Health Information System (VAHIS); hệ thống báo cáo dịch bệnh thủy sản trực tuyến; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hàng năm; quản lý động vật hoang dã; quản lý bảo vệ rừng, khai thác và quản lý lâm sản, dịch vụ môi trường rừng; thông tin về vùng cam, chè VietGAP, hữu cơ trên nền bản đồ VN 2000; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; cơ sở dữ liệu an toàn đập, hồ chứa,…

Thực hiện kinh tế số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham gia Diễn đàn trực tuyến kết nối nông sản 970, do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì về kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc; kết nối cung, cầu nông sản thực phẩm; kết nối sản xuất - chế biến nông sản và thúc đẩy thị trường nội địa. Đến nay đã có 25 DN, HTX và hộ sản xuất tham gia, trong đó có 2 HTX ký biên bản ghi nhớ trong tiêu thụ cam và các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP. Tham mưu xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản cho các cụm liên kết chế biến tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong xã hội số, đơn vị đã xây dựng 2 cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý ngành: Hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với chương trình thương mại điện tử; cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý công trình thủy lợi, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch của UBND tỉnh về phân bổ kinh phí an toàn thông tin và chuyển đổi số năm 2022.

Đồng chí Trần Minh Hữu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang cho biết: Ngành Nông nghiệp Bắc Quang đang tích cực thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, quảng bá, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, huyện đã chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được 5 loại sản phẩm: Đối với cam Sành, đã cấp tài khoản cho các hộ, lãnh đạo, cán bộ tham gia giám sát để thường xuyên cập nhận thông tin liên quan đến sản phẩm; cập nhật được 8/12 nội dung như bón phân, cắt tỉa cành, quét vôi thân cây, phun thuốc, trồng cỏ lạc để giữ ẩm, bón thúc phân lần 2, phát cỏ xung quanh tán, điều tra sâu, bệnh hại. Đã cấp tài khoản cho các hộ, lãnh đạo, cán bộ tham gia giám sát, thiết kế được mẫu mã sản phẩm, đăng ký được tem truy xuất nguồn gốc, đến thời điểm hiện tại đã bán được hơn 1 tấn sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Vidas cho sản phẩm Gạo chất lượng cao HG507. Cấp tài khoản cho các hộ, lãnh đạo, cán bộ tham gia giám sát để thường xuyên truy cập, cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm được 6/8 nội dung (loại giống, thời gia trồng, loại phân bón, thời gian bón, kỹ thuật chăm sóc, điều tra sâu, bệnh hại) cho sản phẩm Tinh dầu sả Srilanca, Gạo nếp thơm Hữu Sản…

Theo đồng chí Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Từ chuyển đổi số, việc tiếp nhận, xử lý, quản lý văn bản đi, đến đã triển khai đồng bộ trên môi trường mạng, qua hệ thống VNPT Ioffice giữa các phòng và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; thực hiện tốt hệ thống một cửa điện tử, giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời gian quy định; xây dựng đề cương và dự toán chi tiết đối với 2 cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý ngành theo kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của tỉnh.

Tuy nhiên, khó khăn đặc thù của ngành Nông nghiệp trong chuyển đổi số là cấp cơ sở, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh về nông nghiệp chưa đồng bộ, một số nơi còn yếu và thiếu, tỷ lệ phủ sóng 4G tại một số vùng sản xuất chè, cam còn yếu, một số nơi chưa có sóng, dẫn đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý theo ngành, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng đều... 

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.