Hậu Giang: Hội thảo "Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử"

Ngày 22/7/2022, được sự thống nhất của UBND Tỉnh Hậu Giang, tại trung tâm Hội nghị Tỉnh Hậu Giang, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân Tỉnh và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang phối hợp với Vụ Bưu chính, Tổ công tác 1034 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel Hậu Giang tổ chức Hội thảo hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây là hội thảo hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT đầu tiên của năm 2022 được tổ chức ở quy mô cấp Tỉnh, nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo UBND Tỉnh Hậu Giang cùng với các sở, ban, ngành, các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất nông nghiệp.

Hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hóa thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) về phát triển kinh tế số đặc biệt là chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Kế hoạch 1034 do Bộ TTTT ban hành năm 2021 và thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp qua kênh TMĐT; đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp sở hữu sàn TMĐT hình thành thêm nhiều các “Hộ SXNN số” có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn TMĐT. Đây còn là dịp để tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT cho các hộ SXNN và người dân, thúc đẩy đổi mới phương thức mua bán trên sàn TMĐT, nền tảng số.

Hậu Giang Hội thảo Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử

Hội thảo diễn ra trong một ngày với các diễn giả là các lãnh đạo của ngành Nông nghiệp, Công Thương tại địa phương, Bộ TTTT, Vietnam Post và Viettel Post; đồng thời nhận được sự hưởng ứng, tham gia từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa đến người nông dân những thông tin chính thống, cùng kinh nghiệm trong xây dựng nông nghiệp số tại Việt Nam cũng như bức tranh toàn cảnh của nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong tương lai, kết nối hạ tầng logistics, hệ sinh thái số của các doanh nghiệp bưu chính phục vụ phát triển nông nghiệp số. Dịp này, các chuyên gia của Tổ công tác 1034 Bộ TTTT còn tổ chức lớp tập huấn trực tiếp cho Tổ Công tác và đội ngũ giảng viên nguồn Tỉnh Hậu Giang các phương thức kinh doanh số trênsàn TMĐT cũng như trên môi trường Internet, cụ thể: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, Tập huấn nghiệp vụ cơ bản khi tham gia kinh doanh trên 2 sàn TMĐT (lý thuyết + thực hành), Hướng dẫn đăng ký tên miền “.vn”, thiết lập website cho hộ SXNN.

Năm 2022, Tổ Công tác hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn Tỉnh Hậu Giang đã đề ra 28 nhiệm vụ, đến nay đã có gần 20 nhiệm vụ hoàn thành. Hậu Giang đã có 273 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch trên sàn, tổng sản phẩm đã đưa lên sàn là 173 sản phẩm với giá trị giao dịch gần 400 triệu đồng cũng như đã đưa lên sàn TMĐT những sản phẩm đặc trưng của Tỉnh nhà, điển hình như khóm Cầu Đúc, những sản phẩm chế biến từ cá thát lát, cùng nhiều nông sản khác…

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.