Hậu Giang: Thúc đẩy chuyển đổi số trong các hợp tác xã theo hướng hiện đại, bền vững

Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nhiều hình thức tổ chức phong phú, hoạt động đa dạng, ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều hợp tác xã đã tiếp cận chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng công nghệ vào sản xuất, tổ chức hoạt động của hợp tác xã; kết nối sản xuất, tiêu thụ, thích ứng với nhu cầu thị trườn

Thưa ông, xin ông cho biết trong phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác ngày nay thì chuyển đổi số có vai trò như thế nào ?

- Chuyển đổi số đang mở ra nhiều cơ hội học hỏi, cọ sát, nâng cao năng lực, cũng như tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới. Chuyển đổi số mang lại hiệu quả rất lớn cho người sản xuất, ứng dụng tốt sẽ làm thay đổi cả một mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số nông nghiệp được UBND tỉnh quan tâm đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh cũng đang đẩy mạnh triển khai, rà soát năng lực chuyển đổi số của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn. Đồng thời, lựa chọn ra mô hình chuyển đổi số để ứng dụng, mang lại hiệu quả cao nhất.

Hậu Giang Thúc đẩy chuyển đổi số trong các hợp tác xã theo hướng hiện đại bền vững
Chuyển đổi số đang mở ra nhiều cơ hội cho nông dân tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới.

Thời gian qua, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã tích cực áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Hiện nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã xây dựng Group Zalo theo 2 nhóm (Nhóm hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp và nhóm lĩnh vực phi nông nghiệp) để trao đổi và chia sẻ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và kết nối thị trường giữa các hợp tác xã với nhau. Nhiều hợp tác xã đã chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến và cung cấp thông tin qua Facebook, Zalo,... đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, kinh doanh trên nền tảng số... Một số hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện Kế hoạch 211 của UBND tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã có bước triển khai như thế nào?

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã xây dựng website, cung cấp dữ liệu, danh sách hợp tác xã trên địa bàn. Ngoài ra, chúng tôi đã phân công giao việc, tập trung mở rộng tập huấn tuyên truyền cho các hợp tác xã về chuyển đổi số, giới thiệu, bán hàng… Mặt khác, Liên minh Hợp tác xã đã thực hiện mô hình Trung tâm trưng bày giới thiệu, kết nối với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết nối doanh nghiệp để hình thành “Trung tâm kinh doanh sản phẩm của hợp tác xã thành viên và sản phẩm OCOP, sản phẩm vùng miền”, thông qua đây kết nối được rất nhiều nguồn tiêu thụ.

Một khó khăn chúng tôi thấy được trong quá trình chuyển đổi số hiện nay của các hợp tác xã là về hạ tầng. Phần lớn các hợp tác xã chưa có sự trang bị đồng bộ các trang thiết bị. Do vậy rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thực hiện đầu tư cho hợp tác xã thí điểm rồi nhân rộng, tạo sức lan tỏa. Bên cạnh đó, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan như ngành nông nghiệp, công thương để đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại.

Hiện nay, một số hợp tác xã đã chọn lựa sản phẩm đưa lên những sàn thương mại điện tử Voso, Postmart, bước đầu bà con có sự đánh giá như thế nào, thưa ông?

- Có thể thấy rằng Voso và Postmart là 2 sàn thương mại điện tử chiến lược, bởi có sẵn nền tảng logistics vận hành. Theo chương trình của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, hiện đã có hơn 60 sản phẩm kết nối trên 2 sàn thương mại điện tử này. Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ liên kết với 2 đơn vị quản lý sàn Posmart và Voso để làm việc trực tiếp với các hợp tác xã, tăng cường tập huấn sâu hơn, nhất là về cơ chế vận hành, tham gia hợp hoạt động đàm phán, cơ chế giao nhận hàng…

Xin ông cho biết giải pháp thúc đẩy, nâng cao năng lực chuyển đổi số của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời gian tới?

- Để thúc đẩy, nâng cao năng lực chuyển đổi số của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển hợp tác xã cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác các cấp; cán bộ chủ chốt, thành viên của hợp tác xã.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh cũng tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tập huấn về chuyển đổi số cho thành viên hợp tác xã, lồng ghép với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng. Rà soát, kiểm tra thực trạng hoạt động của các hợp tác xã, từ đó lựa chọn những hợp tác xã hoạt động hiệu quả, nắm bắt nhanh về công nghệ thông tin và đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết để xây dựng mô hình điểm hợp tác xã ứng dụng công nghệ số gắn với sản phẩm chủ lực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

Tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng đưa sản phẩm của các hợp tác xã, doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử lớn. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển tinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng hiện đại, bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cho hợp tác xã thông qua việc xây dựng hệ thống tiện ích, giám sát, tăng hiệu năng quản trị nội bộ bằng công nghệ số cho các hợp tác xã.

Xin cảm ơn ông !

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.