Hậu Giang: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn là xu hướng tất yếu hiện nay, nhằm đa dạng hóa kênh tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Sản phẩm cá thát lát được nhiều người tiêu dùng biết đến nhờ kênh tiêu thụ từ sàn thương mại điện tử.

Tăng cường hỗ trợ nông dân

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, những tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu là 37 doanh nghiệp. Số hộ tham gia là 29.228 hộ. Số lượng HTX tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu là 93 HTX, với diện tích 28.500,6ha, sản lượng 219.640,1 tấn.

Để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, Hậu Giang đã xây dựng phát triển các mô hình chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), mô hình sản xuất nâng cao giá trị nông sản, mô hình tích hợp đa giá trị trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Để hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành rà soát, tổng hợp danh mục nông sản, sản lượng của từng loại nông sản, thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ. Lập danh sách các sản phẩm OCOP của tỉnh, sản lượng của từng loại sản phẩm OCOP, khả năng tiêu thụ. Lập danh sách các hộ sản xuất nông nghiệp, phân nhóm các hộ theo khả năng, nguyện vọng tham gia sàn TMĐT. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như việc hỗ trợ cấp giấy chứng nhận chất lượng cho nông hộ sau khi được bổ sung kinh phí và chọn hộ đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu. Hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ; cung cấp thông tin các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào có thương hiệu, đảm bảo chất lượng. Tiến hành tổng hợp thông tin, bài viết để gửi lên trang website Hỗ trợ sàn thương mại Nông nghiệp do Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện. Thường xuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT trên các trang website của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, việc liên kết sản xuất thời gian qua cũng còn có những khó khăn nhất định. Cụ thể là đa số nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến chưa đồng bộ (trừ cây lúa). Số lượng hợp tác xã nông nghiệp còn ít, quy mô hợp tác xã còn nhỏ, phát triển được rất ít dịch vụ, số hợp tác xã làm đối tác cho doanh nghiệp tiêu thụ nông sản không nhiều.

Bên cạnh đó chi phí sản xuất tăng do phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giá xăng dầu tăng,... làm tăng chi phí, giá thành nông sản, giá bán thấp làm cho nông dân không có lời trong sản xuất. Tình hình tham gia ký kết bao tiêu giữa nông dân và các doanh nghiệp, HTX vẫn còn rất ít và hạn chế, chưa có hợp đồng bao tiêu cụ thể. Hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu hoặc tạo dựng vùng nguyên liệu để ổn định nguyên liệu cho mình mà chủ yếu giao cho thương lái đi thu gom rồi giao lại. Nông dân cũng đã phát triển kênh tiêu thụ nông sản thông qua mạng xã hội nhưng nhìn chung số lượng còn rất ít. Số diện tích sản xuất đạt các tiêu chuẩn GAP và số diện tích được cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn so với tiềm năng sản xuất của tỉnh.

Nhìn chung, các mặt hàng nông sản hiện nay không có dấu hiệu tồn đọng, ùn ứng. Nông dân mới làm quen với sàn TMĐT nên sản phẩm cung ứng qua các sàn TMĐT cũng chưa nhiều. Thực trạng nông dân sản xuất và bán nông sản thông qua thương lái vẫn còn rất lớn, giá cả thường không ổn định, chi phí sản xuất ngày càng tăng.

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân đa dạng kênh phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường, tăng giá trị sản phẩm, trong thời gian tới Sở NN&PTNT xác định nhiệm vụ tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn TMĐT. Đây là kênh tiêu thụ nông sản đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất, đặc biệt là các loại sản phẩm nông nghiệp có gia trị cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Quan tâm đẩy mạnh tiêu thụ các đối tượng cây trồng, vật nuôi đặc trưng của tỉnh như: cây khóm khoảng 3.000ha, sản lượng hơn 29.000 tấn; mãng cầu khoảng 676ha, sản lượng 7.000 tấn và nhiều sản phẩm đặc trưng khác. Quan tâm phát triển và đẩy mạnh tiêu thụ 5 nông sản chủ lực của tỉnh là lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn.

Ngoài ra, phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành, các đoàn thể xã hội và các địa phương trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết của nông dân về việc đưa nông sản lên sàn TMĐT để thu hút sự quan tâm của các hộ nông dân. Tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT. Tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất ra sản phẩm hàng hóa theo các tiêu chuẩn, chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm hay GAP để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh việc triển khai đề án nông nghiệp tích hợp, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu cùng các chương trình, đề án khác trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, hỗ trợ nông dân sản xuất có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn TMĐT đối với 5 cây trồng chủ lực, ngành nông nghiệp tỉnh xác định trên cây lúa sẽ gieo trồng với diện tích 187.000ha mỗi năm, cung cấp hơn 1,2 triệu tấn lúa. Có 35.000ha vùng sản xuất lúa chất lượng cao với nhiều nhãn hiệu đã được thị trường chấp nhận như gạo sạch Vị Thủy, gạo Liên Hưng, gạo Hương Quê. Cây mít, diện tích 8.500ha, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Cây chanh không hạt, diện tích 4.000ha, sản lượng đạt 60.000 tấn/năm. Phần lớn đều đạt chuẩn GAP. Hiện HTX Trái cây sinh học OCOP, HTX Nông nghiệp Thạnh Phước xuất khẩu được sang các nước châu Âu. Cá thát lát được nhiều cơ sở chế biến, cung cấp đa dạng sản phẩm sơ chế đến tay người tiêu dùng. Dự kiến có hơn 150ha, sản lượng đạt 13.500 tấn/năm. Lươn được nhiều hộ có đất sản xuất ít lựa chọn. Kế hoạch phát triển diện tích mặt nước nuôi lươn lên đến 100.000m2, sản lượng 3.000-5.000 tấn.

Hiện tại, toàn tỉnh có 492,3ha đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, trong đó trên cây ăn trái, tỉnh Hậu Giang đã xác định 5 loại cây ăn trái là sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh gồm mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu để tập trung phát triển, trong thời gian qua đã có nhiều diện tích sản xuất cây ăn trái đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn với diện tích là 227,35ha (đạt chứng nhận VietGAP là 133,5ha, GlobalGAP là 94ha).

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.