Hiệu quả chuyển đổi số tại xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk

Xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk là một trong hai xã được UBND tỉnh chọn triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã. Xã Phú Lộc đang nỗ lực đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền qua những ứng dụng, dịch vụ tiện ích và đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC), từ đó, bước đầu cho những hiệu ứng tốt.
Hiệu quả chuyển đổi số tại xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk
Lễ phát động chuyển đổi số tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Đinh Hằng

Người dân phấn khởi

Vui vẻ ngồi bấm điện thoại làm giấy khai sinh cho cháu ngoại, ông Huỳnh Văn Ánh (sinh năm 1969, trú tại thôn Lộc Tân, xã Phú Lộc) cho biết: “Từ khi UBND xã triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tôi thấy rất thuận lợi cho người dân. Chúng tôi có thể ở bất cứ đâu, chỉ cần có trên tay một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là có thể kê khai các thủ tục rồi gửi hồ sơ qua mạng. Sau khi kiểm tra, cán bộ giải quyết hồ sơ hẹn ngày lên nhận kết quả và tôi được hướng dẫn thanh toán điện tử thông qua chuyển khoản tài khoản ngân hàng, quét mã QR. Tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc rất hiệu quả, tiện ích. Tôi mong ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ số để cuộc sống trở nên văn minh, thuận tiện và nhanh gọn hơn trong công việc”.

Được UBND tỉnh chọn để áp dụng mô hình chuyển đổi số cấp xã, chính quyền xã Phú Lộc đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số; thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng tại 15 thôn, từ 5 - 10 thành viên/tổ, đa số là người trẻ tuổi, hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin, có tinh thần trách nhiệm cao.

Vừa qua, UBND xã Phú Lộc đã tổ chức Lễ phát động chuyển đổi số, phối hợp với các cơ quan liên quan mở các lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ, công chức và tất cả các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng. Tại UBND xã Phú Lộc, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các TTHC, có nơi tiếp công dân khoa học và đồng bộ, nhiều thiết bị được đặt đúng nơi để phục vụ việc tra cứu TTHC, mạng LAN nội bộ được nâng cấp và cải tạo toàn bộ…

Chuyển đổi số cấp xã không chỉ giúp người dân giải quyết các TTHC nhanh chóng, hiệu quả, mà còn giúp người dân (đa số là nông dân) tự mình ứng dụng công nghệ để hiểu các kỹ thuật trồng trọt, tìm đầu ra cho nông sản…

Hiệu quả chuyển đổi số tại xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk
Người dân quét mã QR khi đến thực hiện các TTHC tại UBND xã Phú Lộc. Ảnh: Lê Hường

Bà Bùi Thị Thúy (trú tại thôn Lộc Tài, xã Phú Lộc) chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi phải mang các loại nông sản đi bán khắp nơi, đường sá đi lại khó khăn, đồng thời, phải thiết lập nhiều mối quan hệ để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhưng từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi có thể dễ dàng tìm đầu ra chỉ bằng một chiếc điện thoại. Hiện nay, xã đã triển khai đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương lên sàn thương mại điện tử PostMart với các sản phẩm như: hạt mắc ca của Công ty Cổ phần Nguyên Phương; sản phẩm cà phê Rof của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ du lịch ROFC”.

“Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không hẹn”

Mô hình “Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không hẹn” đang được UBND xã Phú Lộc ứng dụng hiệu quả trong việc tiếp nhận và trả kết quả các TTHC. Theo đó, vào ngày thứ ba hàng tuần, công chức xã sẽ hỗ trợ ghi thay tổ chức, cá nhân các loại giấy tờ, hồ sơ (trừ một số TTHC đặc thù theo quy định pháp luật không được viết hộ). Còn khi tổ chức, cá nhân đến thực hiện các TTHC vào ngày thứ sáu mà đủ thành phần hồ sơ theo quy định, công chức tiếp nhận xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo ký và trả kết quả ngay trong ngày, không viết giấy hẹn sang tuần sau.

Hiệu quả chuyển đổi số tại xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk
Khi đến thực hiện các TTHC tại UBND xã Phú Lộc, người dân sẽ được hướng dẫn thực hiện các thao tác bằng công nghệ. Ảnh: Đinh Hằng

Không chỉ người dân phấn khởi, công chức văn phòng triển khai công việc cũng nhẹ nhàng hơn. Chị Nguyễn Thị Linh, công chức Văn phòng UBND xã phụ trách tại Bộ phận tiếp nhận thông tin: “Trước đây, thời gian để giải quyết các TTHC kéo dài 2-3 ngày, nhưng hiện nay đã được giải quyết trong ngày. Việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết các TTHC, thanh toán điện tử giúp đội ngũ cán bộ, công chức bớt áp lực và thời gian. Bên cạnh đó, người dân cũng giảm bớt chi phí, các thao tác đều thực hiện bằng công nghệ nên người dân rất hào hứng”.

Ông Mai Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc nhấn mạnh: Để thực hiện các TTHC nhanh chóng, hiệu quả như trên là cả một quá trình cố gắng của cả chính quyền và người dân. Vì vậy, chính quyền cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức như: Thông qua các hội nghị, đài truyền thanh, pa nô, khẩu hiệu, các trang mạng xã hội... Kết quả bước đầu của việc chuyển đổi số tại địa phương khá khả quan. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi có nguồn lực đầu tư lớn và đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin nhất định. Một số cán bộ, công chức xã chưa được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin, cũng như chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin nên khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhận thức và thói quen của người dân về công tác thực hiện chuyển đổi số cũng là một khó khăn trong triển khai chương trình…

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.