Hòa Bình: Kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã

Toàn tỉnh hiện có 461 hợp tác xã (HTX), sản phẩm của HTX đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực. Nhằm tạo cơ hội để HTX quảng bá, giới thiệu, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu giữa HTX và doanh nghiệp (DN); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
Hòa Bình Kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã
Khách du lịch thăm quan, lựa chọn mua sản phẩm của HTX tại hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm do Liên minh HTX tỉnh tổ chức tại Hà Nội giữa tháng 4/2022.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong năm 2021, trước khó khăn của đại dịch Covid-19, UBND tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động kết nối giữa HTX với DN, hướng tới hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững. Chú trọng đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) để mở rộng kênh tiêu thụ, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ tiềm năng. Qua đó, từng bước hình hành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, cam, rau an toàn, chuối, gà…

Theo thống kê, toàn tỉnh có 57 sản phẩm của 51 HTX được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh; 32% HTX có sản phẩm được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hữu cơ; 64 chuỗi liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm bền vững. Đó là những lợi thế để HTX tìm kiếm đối tác uy tín thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực tế, trong 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên HTX chủ động, linh hoạt tìm kiếm đối tác để tiêu thụ sản phẩm. Qua khảo sát của Liên minh HTX tỉnh, nhu cầu liên kết hợp tác giữa HTX và DN hiện nay rất lớn, là giải pháp quan trọng khôi phục sản xuất. 

Năm nay, mở đầu cho chuỗi hoạt động kết nối cung cầu, giữa tháng 4, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến cung cầu và giới thiệu sản phẩm của HTX tỉnh tại Hà Nội với chủ đề  "Hòa Bình - Hương vị xứ Mường và thương mại điện tử”. Hội nghị thu hút đông đảo DN, khách du lịch tìm hiểu văn hóa, con người và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Hội nghị còn là diễn đàn để các chuyên gia kinh tế, tham tán, DN trao đổi, thảo luận những nội dung như: Vấn đề đặt ra trong hoạt động kết nối cung cầu, chuyển đổi số trong kinh tế tập thể, giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng, phát triển sản phẩm chủ lực của HTX. Thông qua hội nghị đã có nhiều DN đăng ký và ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm với một số HTX.

Bà Trần Thị Yến Nga, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX kinh tế số Việt Nam (VDECA) cho biết: VDECA luôn đồng hành cùng Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình trong các sự kiện, hoạt động kết nối cung cầu. Qua các sự kiện chúng tôi đánh giá cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để thích ứng với thị trường hiện nay, các HTX cần phải minh bạch thông tin sản xuất; ghi chép quá trình sản xuất bằng nhật ký điện tử… Ngoài ra, để mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm, HTX tỉnh cần có thêm nhiều hoạt động giao thương, tổ chức tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn trên cả nước. 

Hiện, Liên minh HTX tỉnh tổ chức đưa DN tới các huyện để tìm hiểu, liên kết tiêu thụ sản phẩm; khảo sát tìm hiểu khoảng 40 DN có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để kết nối với DN. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì hoạt động của tổ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, thường xuyên hướng dẫn HTX bán hàng online, đưa sản phẩm lên sàn TMĐT và trang kết nối cung cầu của Liên minh HTX Việt Nam. 

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch  Liên minh HTX tỉnh cho biết: Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục tăng cường kết nối cung cầu cho HTX với các nhà máy chế biến, siêu thị, DN tiêu thụ, xuất khẩu để hình thành liên kết chuỗi cung ứng bền vững; tổ chức đưa DN tới HTX, HTX tới DN; hỗ trợ thương thảo, ký kết hợp đồng. Đưa hàng hóa của HTX tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, tư vấn xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với tiêu thụ các ngành hàng, sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của tỉnh. Hỗ trợ kết nối, giới thiệu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất của HTX, tổ hợp tác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.