Hội nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nhân dân tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, Hội nông dân tỉnh Sơn La đã phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nhân dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó giúp cho bà con nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có hướng đi mới trong tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm.
Hội nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ nhân dân tiêu thụ nông sản
Sản phẩm Xoài Sơn La được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Postmart.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh đã tập trung khảo sát địa bàn, lựa chọn vùng nguyên liệu; triển khai phương án vận chuyển tối ưu tới tay người tiêu dùng; đưa ra những chính sách thu mua có lợi cho người dân. Đồng thời, thu thập thông tin hộ nông dân sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ tham gia bán hàng, mua hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn/Argi-Postmart.vn. Hỗ trợ xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm; phát triển công tác viên, đại lý bán hàng...

Bưu điện tỉnh đã hỗ trợ 12.753 hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn; 413 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn Postmart.vn; tiêu thụ khoảng 500 tấn xoài, 500 tấn mận hậu; cung cấp 1.500 túi giấy theo đơn đặt hàng phục vụ Festival trái cây.

Bưu điện tỉnh cũng hỗ trợ 26 HTX, đưa 108 nông sản, đặc sản địa phương lên sàn Postmart.vn (trong đó, 59 sản phẩm OCOP)..., hỗ trợ triển khai phương án vận chuyển tối ưu nhất tới tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo sự tươi ngon cũng như giữ được hương vị đặc trưng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ lợi ích cho cả người bán và người mua.

Thời gian tới, Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình hỗ trợ, kết nối, tiêu thụ nông sản; duy trì, vận hành và đẩy mạnh kinh doanh gian hàng số trên sàn Postmart.vn; hỗ trợ nông dân tạo tài khoản mua, bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn/Agri-postmart.vn.  Xây dựng thí điểm nhận diện, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP tại 4 điểm Bưu điện cấp huyện, thành phố và phấn đấu trong năm 2022, đưa 60.300 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Phối hợp chọn HTX, nhà cung cấp nông sản, đặc sản địa phương để trưng bày tại gian hàng trải nghiệm Postmart.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.