Lai Châu: Triển khai đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn tại huyện Sìn Hồ

Mới đây, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân, Bưu điện huyện Sìn Hồ tổ chức Hội nghị triển khai “Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.

Tham gia Hội nghị có 30 đại biểu là Chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn và chủ hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

Các đại biểu được nghe giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietNam Post); Quyết định 1034/BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, được hướng dẫn cách thức tạo tài khoản, sử dụng để đưa sản phẩm nông sản lên sàn Postmart.vn.

Lai Châu Triển khai đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmartvn tại huyện Sìn Hồ
Cán bộ Bưu điện tỉnh hướng dẫn đại biểu sử dụng sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Postmart.vn là sàn giao dịch thương mại điện tử được sáng lập và vận hành bởi VietNam Post; ra mắt vào đầu năm 2019. Trong quá trình hoạt động, VietNam Post luôn nỗ lực với mục tiêu đem đến cho khách hành trải nghiệm, mua sắm trực tuyến thông minh, cung cấp sản phẩm đặc sản chính gốc, chất lượng cao. Theo đó, các sản phẩm đưa lên sàn Postmart.vn nằm trong Chương trình OCOP; sản phẩm nông sản và hàng hóa sản xuất tại khu vực kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể…

Được biết, Sìn Hồ là huyện cuối cùng trong 8 huyện, thành phố của tỉnh được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Điều đó tạo thuận lợi để 2 đơn vị thực hiện hoàn thành mục tiêu chung đạt 60.000 hộ đăng ký tài khoản đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn trong giai đoạn 2022 - 2025.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.