Nông dân vùng cao còn xa lạ với giao dịch điện tử, nhiều kỳ vọng vào Luật sửa đổi

Nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật Giao dịch điện tử ra đời cách đây 17 năm, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, tạo hành lang pháp lý toàn diện cho giao dịch điện tử, trong kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khoá XV sẽ cho ý kiến về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự kiến sẽ thông qua Luật này trong kỳ họp sau. Ghi nhận thực tế tại Sơn La.
Nông dân vùng cao còn xa lạ với giao dịch điện tử nhiều kỳ vọng vào Luật sửa đổi
Ảnh minh họa.

Là một trong những Hợp tác xã bước đầu áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, tuy nhiên các thành viên trong Hợp tác xã này còn rất mơ hồ về khái niệm giao dịch điện tử. Việc tiêu thụ nông sản của họ lâu nay cũng chỉ giao dịch qua điện thoại, qua các nền tảng mạng xã hội và nay mới bước đầu làm quen với sàn giao dịch điện tử.

Hợp tác xã Mé Lếch trồng khoảng 150 ha các giống na trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Sản phẩm na nơi đây đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap và bảo hộ nhãn hiệu “Na Sơn La” vào năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, việc tiêu thụ sản phẩm của đơn vị này vẫn theo kiểu truyền thống, tức là thương lái đến mua thì bán luôn tại vườn.

Hợp tác xã nông nghiệp 26-3 này chuyên trồng rau, trồng nấm sạch, an toàn để cung cấp cho thị trường huyện Mai Sơn và các địa phương lân cận. Việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay chủ yếu vẫn theo kiểu “nhìn thấy hàng mới giao tiền”.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng 100 sản phẩm được đưa vào các sàn thương mại lớn trên toàn quốc. Ngay tại tỉnh Sơn La cũng có 3 sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng vắc kể cả hành lang pháp lý lẫn biện pháp triển khai.

Từ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động giao dịch điện tử nên cử tri vùng cao Sơn La đang rất kỳ vọng Luật Giao dịch điện tử sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý toàn diện, phù hợp với thực tế hiện nay.

 

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.