Nông sản Quảng Ngãi được tiêu thụ mạnh qua sàn TMĐT Postmart

Thời gian qua, dưới sự hỗ trợ của Bưu điện tỉnh, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực đưa nông sản, nhất là sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP lên sàn TMĐT Postmart để mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là hướng đi mới, góp phần ổn định giá cả, hạn chế sự phụ thuộc vào thương lái, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.

Tỏi Lý Sơn được giới thiệu trên sàn TMĐT Postmart

Trước năm 2021, anh Lê Cường có 3 cửa hàng kinh doanh đặc sản tỏi Lý Sơn, chủ yếu tiếp cận người dùng trong khu vực và du khách. Nhưng cao điểm đợt dịch bùng phát năm 2021, anh buộc đóng tất cả cửa hàng, phần vì kinh doanh giảm sút trong khi vẫn phải chịu phí thuê mặt bằng, nhân sự; phần để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Nhưng anh Cường không ngờ, quyết định này lại trở thành một bước ngoặt đưa anh đến với một phương thức tiêu thụ tỏi hoàn toàn mới – đó là bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử.

Để bắt đầu, anh Cường chọn sàn TMĐT Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam. Do được đội ngũ vận hành sàn cũng như chuyên viên của Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi hướng dẫn chi tiết nên anh Cường gần như không gặp phải những vấn đề khó khăn nào khi đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Nhờ chuyển đổi cách thức làm, công việc kinh doanh của anh khởi sắc đáng kể so với cách bán hàng trước kia.

Đặc biệt, trong những ngày diễn ra các chương trình kích cầu mua sắm với nhiều ưu đãi của sàn TMĐT Postmart như các ngày 7/7, 8/8 vừa qua hoặc sắp tới là ngày 9/9, doanh thu gian hàng của anh Cường luôn tăng gấp 3 đến 4 lần ngày thường. "Nhờ hỗ trợ từ sàn, ưu đãi hấp dẫn, voucher tích luỹ, mã giảm giá, giao hàng miễn phí trong các dịp khuyến mãi mà doanh thu của tôi tăng cao. Tôi thấy may mắn bởi đã tiếp cận đúng thời điểm với sàn TMĐT Postmart và đã đi đúng đường", anh Cường cho biết.

Khách hàng mua tỏi trực tiếp tại các điểm phục vụ của Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi

Đi đúng hướng, lựa chọn đúng đường đi, sau gần 1 năm mở gian hàng trên sàn Postmart.vn, cơ sở kinh doanh Mật ong rừng Sơn Tây đã đạt tăng hơn 30% doanh thu so với trước. Trung bình mỗi tháng cơ sở tiêu thụ hơn 200 lít mật Ong, trong đó gần 30% doanh thu đến từ sàn TMĐT.

Bà Thu Huyền – chủ cơ sở kinh doanh cho biết: “Thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, các doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm của mình thì phải đưa thông tin sản phẩm của mình lên đa kênh, bán hàng trực tiếp trên sàn thương mại điện tử như Postmart. Nhờ sàn thương mại điện tử tôi đã đưa được thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng và bán rất tốt trên sàn thương mại điện tử”.

Điểm khác biệt khi kinh doanh trên sàn TMĐT là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể chủ động giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền trong tỉnh đến với người tiêu dùng trong nước. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu, nắm rõ những thông tin về sản phẩm và yên tâm tin tưởng lựa chọn. 

Tính đến nay, Quảng Ngãi đã đưa 2.706 sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền trong đó có gần 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lên sàn Postmart.vn. Hầu hết các sản phẩm đều tiêu thụ khá tốt. Riêng sản phẩm OCOP hành, tỏi Lý Sơn được nhiều người tiêu dùng trong nước lựa chọn và tiêu thụ khá mạnh. Vụ mùa tỏi năm 2021 đã có 35 tấn tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Đặc biệt trong năm nay, Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi đã đặt mục tiêu, tiêu thụ ít nhất 45 tấn tỏi Lý Sơn.

Bà Phan Thị Hồng Minh – Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết: “Ngành nông nghiệp và Bưu điện tỉnh đang phối hợp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Trong đó, mục tiêu năm 2022 sẽ đưa 61 sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh và lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khác lên sàn giao dịch điện tử. Phấn đấu tổng sản phẩm giao dịch sàn thương mại điện tử đạt 2.000 sản phẩm/tháng. Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh cũng sẽ tạo ra các giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân, mở đường cho hoạt động giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một số đơn vị hay phải qua nhiều khâu trung gian”.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.