Phú Thọ: Khi người nông dân làm giàu nhờ công nghệ, lên sàn thương mại điện tử thuần thục

Ở Phú Thọ, chuyển đổi số đang len lỏi, thay đổi cuộc sống của người dân. Chỉ cần cầm chiếc điện thoại thông minh, người dân vừa có thể làm nông nghiệp, đến đăng ký chăm sóc sức khỏe, làm đẹp...

Chuyển đổi số đi sâu, đi rộng vào đời sống

Việc thanh toán không tiền mặt là ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang trở thành thói quen tiêu dùng không chỉ tại khu vực thành thị mà cả ở các vùng nông thôn, khi nhiều cửa hàng, người buôn bán nhỏ lẻ đều sử dụng QR code.

Chị Nguyễn Thị Minh Thúy, chủ cửa hàng tại chợ dân sinh (thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa) cho biết, hiện không chỉ ở trung tâm thương mại, thành phố mà ở ngay chợ dân sinh nông thôn, chỉ cần quét mã QR là người mua hàng có thể trả tiền mua hàng. Từ thực phẩm ăn uống, rau, củ, quả đến hàng thời trang quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng gia dụng… đều có thể quét mã QR. Như vậy, người mua thuận tiện, còn người bán không cần phải mang nhiều tiền để trả lại cho khách.

Chuyển đổi số len lỏi, thay đổi thói quen người dân - Ảnh 1.

Khách hàng thỏa sức mua sắm ở chợ dân sinh huyện Hạ Hòa mà không cần dùng đến tiền mặt để trả tiền nhờ chuyển đổi số. Ảnh: Hoan Nguyễn

Chị Nguyễn Thị Thanh (TP Việt Trì) chia sẻ, ngoài thời gian học trực tiếp trên lớp, hai con gái chị đều hứng thú với lớp học "ảo" qua mạng internet. Đặc biệt là môn học tiếng Anh kết nối trên mạng đã xóa khoảng cách địa lý, giúp các con được tham gia các khóa học, tiếp thu kiến thức hiệu quả từ giáo viên đứng lớp tại Hà Nội giảng dạy chuyên nghiệp, trình độ sư phạm cao.

Nhiều tháng nay, chị Nguyễn Thị Khánh (TP Việt Trì, Phú Thọ) gần như không dùng đến tiền mặt. Trừ một số việc như gửi xe, còn lại từ ăn trưa, mua hàng, đi siêu thị, nộp tiền học cho con, đóng tiền điện, nước, internet, đến đăng ký, thanh toán tiền khám chữa bệnh…, chị Khánh đều sử dụng các ứng dụng thanh toán khác nhau như chuyển khoản, quét mã QR.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bắt nhịp với dòng chảy chuyển đổi số, nhiều HTX đã có những thay đổi về nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, góp phần tiết kiệm nhiều loại chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, hướng tới sản xuất chuyên nghiệp, bền vững.

HTX rau, củ, quả sạch Mạnh Liên (xã Hương Nộn, huyện Tam Nông) là một trong những HTX đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất nông nghiệp sạch.

Chuyển đổi số len lỏi, thay đổi thói quen người dân - Ảnh 2.

HTX rau, củ, quả sạch Mạnh Liên ứng dụng chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Hoan Nguyễn

Hiện HTX đã đầu tư hệ thống nhà lưới với quy mô hơn 7.000m2, lắp đặt hệ thống lưới cắt nắng, quạt đối lưu, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt của Israel với số vốn đầu tư hơn 4 tỉ đồng. Đây là hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại nhất được áp dụng với bộ điều khiển tự động, tiết kiệm được tối đa chi phí, nhân công.

Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, HTX rau, củ, quả sạch Mạnh Liên đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Qua đó, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc của sản phẩm và tin tưởng sử dụng cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của HTX này.

Có thể thấy, chuyển đổi số đã thực sự đi rộng, đi sâu vào tất cả các lĩnh vực cũng như thay đổi thói quen cuộc sống người dân Phú Thọ.

Lan tỏa chuyển đổi số trong cộng đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, trong xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, hệ thống một cửa điện tử được tỉnh Phú Thọ triển khai đồng bộ, thống nhất, liên thông đến 100% các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Chuyển đổi số len lỏi, thay đổi thói quen người dân - Ảnh 3.

Ứng dụng chuyển đổi số, tỉnh Phú Thọ thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử (giaothuong.net.vn) - kênh hiệu quả trong gắn kết sản xuất với tiêu thụ, mở rộng thị trường cho nông sản Phú Thọ. Ảnh: Hoan Nguyễn

Cổng dịch vụ công của tỉnh đã kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia, cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt 75,63%.

Đến hết tháng 9/2022, số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến tại Phú Thọ là hơn 213.737, đạt 58,76% (cao hơn trung bình của cả nước hiện nay là 40%).

Đồng thời, 100% cơ quan nhà nước của tỉnh thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế văn bản giấy, tiết kiệm trên 9,6 tỷ đồng cho ngân sách; hệ thống hội nghị được kết nối trực tuyến đến 100% các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

Về phát triển kinh tế số, xã hội số, 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử; có hơn 3,6 triệu lượt truy cập các Sàn giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh (Postmart, Voso; giaothuong.net.vn ...). Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, điện tử viễn thông xuất khẩu các sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện với tổng giá trị đạt 5,85 tỉ USD.

Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phổ cập kỹ năng số cho các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến các vùng nông thôn, miền núi, tỉnh Phú Thọ đã thành lập 2.356 Tổ Công nghệ số cộng đồng với 7.454 thành viên tham gia.

Tổ công nghệ số cộng đồng là cánh tay nối dài của chính quyền cơ sở, giúp thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến với người dân kịp thời, góp phần hình thành văn hóa số cho người dân của địa phương.

Chuyển đổi số len lỏi, thay đổi thói quen người dân - Ảnh 4.

Tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng khu Minh Tâm (xã Minh Đài, huyện Tân Sơn) hướng dẫn người dân tra cứu lịch sử tiêm chủng Covid-19. Ảnh: CTV

Để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.

Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương và người dân trong công tác chuyển đổi số. Từ đó, hướng đến mục tiêu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong tương lai.

Đồng thời, tập trung phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy toàn dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại.

Ông Lê Quang Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ nhấn mạnh, những tháng cuối năm 2022, Phú Thọ tập trung nghiên cứu triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin tập trung nghiên cứu, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ số nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách hành chính, hoạt động thương mại điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.