Quảng Trị: 30 đặc sản Hải Lăng lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn

Ngày 11/10, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Bưu điện Quảng Trị và huyện Hải Lăng khai trương “Gian hàng kết nối tiêu thụ nông sản Hải Lăng” lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam.

Huyện Hải Lăng là vùng sản xuất nông nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước với nhiều đặc sản chất lượng cũng là địa phương đi đầu tỉnh Quảng Trị trong việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn điện tử.

30 đặc sản của Hải Lăng lên sàn thương mại điện tử lần này là các sản phẩm nổi tiếng như: cam và bưởi da xanh của Công ty Bàu Giàng - đã được chứng nhận đạt chất lượng hữu cơ; bánh lọc Huệ Mỹ Chánh; muối đậu sả Phương Anh; nước mắm Mỹ Thủy, cây nưa Hải Sơn… Có 11 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt hạng 2-3 sao và nhiều sản phẩm được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

30 đặc sản Hải Lăng lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn ảnh 1
Bưu điện tỉnh Quảng Trị ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất về cung cấp giới thiệu sản phẩm lên sàn điện tử.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hải Lăng Lê Đức Thịnh cho biết, là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng trong khu vực, việc lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn hứa hẹn các đặc sản nông nghiệp Hải Lăng sẽ đến được nhiều hơn nữa với khách hàng trong và nước. Những năm qua, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị rất quan tâm và khích lệ nông dân tiếp cận khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Thông qua Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) với những cơ chế hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và quy trình giám sát, phân loại, nâng hạng sản phẩm theo từng năm, huyện đã hướng người dân bắt nhịp với cách thức làm nông nghiệp hiện đại, chú trọng đến chất lượng, quy trình công nghệ và giá trị thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện hàng hóa, qua đó sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.