TP.HCM: Bàn cách kết nối sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử

Nhằm tạo ra chiến lược riêng cho các sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM đã phối hợp với 5 huyện đoàn, gồm Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè, tổ chức Diễn đàn “Kết nối cung – cầu sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử” vào chiều ngày 21-6.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, nhận định trên thực tế việc tiếp cận giữa doanh nghiệp nông nghiệp với thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng thông qua các sàn thương mại điện tử còn nhiều rào cản. Hay nói rộng hơn là bài toán về kết nối cung – cầu trong sản phẩm nông nghiệp còn nhiều điểm bất cập.

Diễn đàn “Kết nối cung – cầu sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử”. Ảnh: Anh Thư

Theo đó, người nông dân muốn tham gia sàn thương mại điện tử cần có tư cách pháp nhân. Sản phẩm nông nghiệp nhận diện trên sàn thương mại điện tử phải có nguồn gốc rõ ràng, từ nguyên liệu địa phương đến vùng nguyên liệu nông nghiệp. Chủ thế tham gia sàn thương mại điện tử phải có chiến lược, kế hoạch và khả năng phát triển về lợi thế cạnh tranh sản phẩm…

Trong khi đó, hiện nay có nhiều hợp tác xã nông nghiệp (do nông dân tự liên kết) có nhu cầu muốn muốn đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử nhưng lại không đủ yêu cầu cần và đủ do năng lực sản xuất còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư, công nghệ sản xuất còn lạc hâu.

Song song đó, nhiều hộ doanh nghiệp nhỏ lẻ còn xa lạ với bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp – giảng viên khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường Đại học Kiến trúc TPHCM, nói: “Nhìn chung, nông sản nước ta mạnh về chất lượng, sản lượng. Tuy nhiêu, còn yếu ở khâu nhận diện thương hiệu, định vị sản phẩm trên sàn thương mại điện tử”. Bởi lẽ, theo bà Điệp, một sản phẩm nông nghiệp có mặt trên sàn thương mại điện tử cần có logo, bao bì, nhãn hiệu, tên thương hiệu riêng, thông tin giới thiệu về nhà bán hàng được thiết kế một cách có hệ thống.

Bài toán khó hiện nay chính là làm sao đẩy mạnh được việc xúc tiến thương mại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến các khâu sản xuất nhằm mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, khi lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chịu nhiều tác động từ tình hình dịch bệnh, cây trồng, vật nuôi bị tác động bởi biến đổi khí hậu, áp lực cạnh tranh thương mại trên toàn cầu và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đòi hòi người nông dân và các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm giải pháp nhằm kết nối cung cầu, cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý, duy trì ổn định và an toàn chuỗi sản xuất.

Từ những bất cập trên, diễn đàn đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề “kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử” chính là đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấp độ sản xuất; kế thừa điểm mạnh của phương thức kinh doanh tiêu thụ hiện có thông qua kênh phân phối truyền thống, đồng thời mở rộng các kênh tiêu thụ qua hình thức liên kết, gắn với ứng dụng thương mại điện tử chuyển đổi số vào các sàn giao dịch điện tử trong nước và quốc tế.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.