TP.HCM đẩy nhanh chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn

Nhằm giúp nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới, tăng thặng dư cho sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua TP.HCM đã đẩy nhanh chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng xã nông thôn mới thông minh..

Đẩy nhanh chuyển đổi số

Sở NNPTNT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện Chương trình "Chuyển đổi số" trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TP.

Theo đó, hiện các đơn vị thuộc Sở NNPTNT TP.HCM đang triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng các bản đồ số và cơ sở dữ liệu ngành, như: Bản hồ số hóa vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa kiểng, vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP; bản đồ số hóa quản lý chân nuôi và dịch bệnh động vật.

Các đơn vị cũng đang xây dựng phần mềm quản lý hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP. Chi cục PTNT đã triển khai phần mềm đến các quận, huyện, TP.Thủ Đức để theo dõi, báo cáo chương trình.

Sở đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành thủy lợi trên nền thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý; xây dựng phần mềm Chương trình nông thôn mới trên địa bàn TP.

TP.HCM đẩy nhanh chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn - Ảnh 1.

Trong lớp học chuyển đổi số ở huyện nông thôn mới Nhà Bè. Ảnh: Trần Đáng

Về tình hình triển khai chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Năm 2021, Sở NNPTNT TP đã hướng dẫn HTX Cần Giờ Tương lai và HTX Thuận Yến đăng ký kết nối buôn bán hàng qua mạng; phối hợp Bưu điện TP triển khai hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn điện tử…

Anh Lâm Thanh Hùng, Giám đốc HTX Vina Nhà Bè cho biết, mặc dù đã sử dụng mạng xã hội để giới thiệu và bán hàng của HTX, nhưng anh vẫn tiếp cận, theo học lớp chuyển đổi số xuất khẩu trực tuyến do UBND xã Hiệp Phước (Nhà Bè) và Công ty Mediastep tổ chức.

  • Phát động chuyển đổi số nông nghiệp, mở

    Phát động chuyển đổi số nông nghiệp, mở "kho" dữ liệu vùng trồng: Xoá sự mù mờ trong sản xuất

"Tôi vẫn sử dụng các trang mạng xã hội để giới thiệu, bán hàng. Nhưng sử dụng cách này chỉ tiếp cận nhóm quá nhỏ, khó tìm kiếm khách hàng quá", anh Hùng thổ lộ. Sau khi tham gia lớp học, anh đã nắm được phương thức xây dựng gian hàng trên chợ điện tử, làm thế nào để tìm kiếm khách hàng thị trường ngoài nước.

Nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, vừa qua, Hội Nông dân TP.HCM và Bưu điện TP đã ký kết chương trình đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart.vn. Mục tiêu trong năm 2022, sẽ có hơn 6.600 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của TP đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM Nguyễn Thanh Xuân, việc Hội Nông dân và Bưu điện TP.HCM ký kết đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử là bước đi quan trọng tạo tiền đề xây dựng TP thông minh.

TP.HCM đẩy nhanh chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn - Ảnh 4.

Nhiều nông dân nuôi tôm ở TP.HCM đã được học lớp chuyển đổi số để bán hàng qua mạng. Ảnh: Trần Đáng

Nỗ lực xây dựng xã nông thôn mới thông minh

Để góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. TP.HCM đã nỗ lực triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới thông minh. Theo UBND TP.HCM, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM năm 2022, thành phố đã xây dựng đề án thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) giai đoạn 2022 - 2025.

Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM - ông Đinh Minh Hiệp cho biết: "Chương trình tập trung ứng dụng chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp". 

TP.HCM đẩy nhanh chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn - Ảnh 5.

Nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, Hội Nông dân TP.HCM đã ký kết với Bưu điện TP về chương trình đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart.vn. Ảnh: Trần Đáng

Đồng thời, phát triển các mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn sau khi tốt nghiệp. Gắn đào tạo nghề với hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn từ các nguồn quỹ ưu đãi để lao động nông thôn tự tạo việc làm.

Theo ông Hiệp, xã nông thôn mới thông minh hiện đang tiếp cận ba trụ cột của kỹ thuật số, gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

"Trong đó, chính quyền số là chuyển đổi các hoạt động của chính quyền lên môi trường điện tử, môi trường số, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Kinh tế số là làm sao cho bà con tiếp cận trung tâm thương mại điện tử, giao dịch thông theo hình thức trực tuyến thay vì sử dụng tiền mặt. Xã hội số là đưa công nghệ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và người dân địa phương có thể tiếp cận được một cách dễ dàng", ông Hiệp nói thêm.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.