Yên Bái thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản

Năm 2022, Yên Bái phấn đấu đưa 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn.
Yên Bái thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nâng cao giá trị nông sản
Đặc sản Yên Bái trên sàn thương mại điện tử Voso.vn

Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái phấn đấu đưa 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn.

Tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 13/4/2022 về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Theo đó, trong năm 2022, tỉnh Yên Bái đưa 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên được lên các sàn TMĐT Postmart, Vỏ Sò; 100% hộ SXNN lên sàn TMĐT được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn; thiết lập 10.000 tài khoản hoạt động trên sàn TMĐT - tài khoản mua và bán có 1 trong các hoạt động đăng bán sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi thông tin, giao dịch mua bán; đồng thời thúc đẩy gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên các sàn Postmart, Vỏ Sò.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Yên Bái tập trung triển trai đồng bộ giải pháp như: Tổ chức thu thập và xây dựng danh sách hộ SXNN trên địa bàn tỉnh, xác định sản phẩm và thông tin đăng bán trên các sàn thương mại điện tử; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ SXNN khởi tạo tài khoản, đăng bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, kèm theo các kỹ năng cần thiết phục vụ bán hàng, quảng bá sản phẩm trên nền tảng số;

Tổ chức bán hàng và kết nối với các đơn vị thu mua, tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản; Tạo dựng nguồn cung cấp các thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người nông dân, doanh nghiệp SXNN; Truyền thông, tạo dựng lòng tin của người dùng khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử...

Đáng chú ý, Sở Công Thương tỉnh đẩy mạnh kết nối thị trường, hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu tham gia sàn thương mại điện tử phù hợp.

Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu nông sản đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế, qua đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản thông qua mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ cho các hộ sản xuất nông nghiệp để định hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, cử cán bộ đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các sàn thương mại điện tử triển khai thực hiện kế hoạch.

Ngay từ quý 1/2022, Bưu điện tỉnh Yên Bái đã tập trung triển khai việc đưa hộ SXNN và các sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh lên sàn Postmart.vn. Trong đó thực hiện chuỗi dịch vụ từ thu gom hàng tại hộ sản xuất, chuyển phát đến người nhận, kết nối hệ thống vận chuyển, Logistics gắn với nền tảng mã địa chỉ số.

Bên cạnh đó còn hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm OCOP trên sàn và hệ thống Cửa hàng Postmart của Bưu điện như: Bưởi Đại Minh, Măng mai, Lạc đỏ Lục Yên, Bún khô Thanh Mai Văn Yên…

Sự vào cuộc nhanh chóng, chủ động đã mang lại những kết quả tích cực. Tại Yên Bái đã có 63.016 tài khoản được tạo thành công, hơn 63.000 hộ SXNN đã được đào tạo, tập huấn và hướng dẫn tạo gian hàng trên sàn Postmart; gần 1.300 đơn hàng đã được thực hiện thành công chỉ tính riêng trong quý 1/2022. Qua đó, trực tiếp giúp cho người nông dân, hộ SXNN có một môi trường giao thương mới chủ động, minh bạch và rõ ràng.

Để hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2022, Bưu điện tỉnh Yên Bái sẽ tập trung chuẩn bị tốt nguồn lực, hạ tầng công nghệ, năng lực vận hành của sàn Postmart.vn, đào tạo hướng dẫn các chủ thể sản phẩm cách tạo lập, vận hành gian hàng số trên sàn TMĐT, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận, thanh toán điện tử, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, triểm khai giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng hóa, tạo lòng tin cho khách hàng.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm nông sản chất lượng cao của tỉnh vào hệ thống Cửa hàng Postmart của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc.

Giám đốc Bưu điện tỉnh Yên Bái Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh, Bưu điện tỉnh sẽ tăng cường công tác truyền thông nhằm tuyên truyền sâu rộng cho các hộ và người dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia sàn TMĐT, giúp các hộ SXNN hạn chế tình trạng ùn ứ sản phẩm khi cao điểm thu hoạch, ổn định giá thành, mở rộng kênh tiêu thụ hiệu quả, bền vững mà còn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời, Bưu điện tỉnh Yên Bái sẽ nỗ lực triển khai có hiệu quả quyết định số 1034 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch số 86 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, qua đó thay đổi thói quen bán hàng của người nông dân để trở thành những nông dân số, kinh doanh thành thạo trên môi trường số, góp phần phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn của tỉnh Yên Bái.

Đến nay, Yên Bái có gần 130 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT, đạt 92%. Trong đó, 64 sản phẩm được đưa lên sàn Voso.vn và 63 sản phẩm được đưa lên sàn Postmart.vn.

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở, sự chủ động của các chủ thể trong việc tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện để giao dịch, bán hàng trên các nền tảng số, các sàn TMĐT - là điều kiện thuận lợi để xây dựng thị trường nông sản Yên Bái phát triển bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.