Postmart.vn góp phần thúc đẩy phong trào người “Việt dùng hàng Việt”

Sàn TMĐT Postmart.vn và hệ sinh thái số của Bưu điện Việt Nam là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số đặc biệt tại khu vực nông thôn, không chỉ giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng kênh bán trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế thông qua hình thức TMĐT xuyên biên giới mà còn tạo ra một kênh tiêu thụ

Ngày 11/0/2022, trong khuôn khổ Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào đã trình bày tham luận Các giải pháp hỗ trợ ứng dụng kết nối cung cầu thương mại điện tử vào bán hàng, xây dựng gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Cổng thông tin điện tử Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xin đăng tải toàn văn tham luận của Tổng giám đốc tại hội nghị.

Postmartvn góp phần thúc đẩy phong trào người “Việt dùng hàng Việt”
Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Chu Quang Hào đã trình bày tham luận tại hội nghị 
Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam), doanh nghiệp Bưu chính quốc gia được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý mạng bưu chính công cộng, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, kinh doanh các dịch vụ bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, phân phối truyền thông. Hòa chung vào dòng chảy kinh tế số, Bưu điện Việt Nam đã triển khai hàng loạt các dịch vụ số và xây dựng hệ sinh thái số mang tính nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia dựa trên lợi thế được Chính phủ giao quản lý và cung cấp dịch vụ phủ rộng 63 tỉnh, thành trên toàn quốc với hơn 52 nghìn lao động, 13.000 điểm phục vụ, trải rộng đến tận địa bàn xã, biên giới, hải đảo trong cả nước. Hiện nay, bên cạnh việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng chiến lược, Bưu điện Việt Nam đang dần phát triển và thực hiện ngày càng nhiều hơn những nhiệm vụ công, trở thành cánh tay nối dài tiến tới là bộ mặt của Chính phủ đối với người dân trong giải quyết thủ tục hành chính công, chuyển đổi số và thực hiện các đề án An sinh xã hội.

Trong hệ sinh thái số của mình, sàn Thương mại điện tử Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam đã ra đời và chính thức tham gia vào thị trường thương mại điện tử (TMĐT) dự báo đạt ngưỡng 43 tỷ USD trong năm 2025. Đặc biệt, ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, thị trường thương mại điện tử có nhiều thay đổi và trở nên sôi động hơn. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh bán qua TMĐT, cũng như triển khai kênh phân phối hiện đại trở thành xu hướng tối ưu cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở sự thích ứng của thị trường và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên sàn TMĐT như một tất yếu khách quan.

Bắt kịp xu hướng và dự báo sự bùng nổ của TMĐT trong kỷ nguyên số ngay từ năm 2019, sàn TMĐT Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam ra đời và dần trở thành nền tảng công nghệ số thông minh, hiện đại và thuần Việt trong hệ sinh thái số khép kín từ định danh xác thực điện tử PostID (định danh số người dân), bản đồ số VMAP, địa chỉ số Vpostcode, app Công dân số, sàn TMĐT Postmart.vn, thanh toán điện tử Postpay. Cũng từ giai đoạn này, Bưu điện Việt Nam chính thức gia nhập thị trường TMĐT trong nước và quốc tế; mở rộng, tạo mới kênh bán hàng cho người dân, kết nối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian, thương lái đồng thời xóa khoảng cách vật lý thông qua mạng vận chuyển chuyên dụng của Bưu điện Việt Nam, đặc biệt trong việc quảng bá nông sản, đặc sản vùng miền, các sản phầm OCOP đến mọi miền tổ quốc và bạn bè quốc tế trong Liên minh bưu chính thế giới (UPU) đồng thời tạo thói quen mới trong việc phát triển kinh tế số toàn diện của người dân. 

Tính đến thời điểm này, sàn TMĐT đã thu hút và triển khai được 4.028.978 hộ có gian hàng số trong đó khoảng 2.700 sản phẩm OCOP, với hơn 6 triệu lượt khách hàng thường xuyên mua sắm tương tác với sàn, hàng triệu giao dịch đã được thực hiện thành công tương ứng với hàng triệu sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng trên cả nước thông qua Postmart.vn và dịch vụ chuyển phát TMĐT của Bưu điện Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2021, tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 120 tỷ đồng, gần 100 ngàn tấn nông sản mùa vụ và hàng ngàn sản phẩm chế biến là đặc sản mang tính vùng miền như mỳ chũ Bắc Giang, gạo séng cù Lào Cai, gạo ST25, hoa quả sấy khô, thực phẩm chế biến. Trong 5 tháng đầu năm 2022 doanh số của sàn Postmart.vn đạt 70 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 25% so với năm 2021…Không dừng lại ở tiêu thụ, kết nối giao thương, Bưu điện Việt Nam và sàn TMĐT Postmart.vn có thực hiện vai trò là một trong 35 nền tảng số quốc gia với nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo chuyển đổi số trong người dân, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp, các mô hình thanh niên khởi nghiệp, nông dân, phụ nữ làm kinh tế…qua đó 2,5 triệu hộ nông dân đã được đào tạo kỹ năng số, bán hàng trên sàn TMĐT và con số sẽ là 5 triệu hộ trong năm 2022.

Việc đưa các mặt hàng, đặc sản vùng miền lên sàn Postmart.vn đã góp phần quảng bá nông sản, đặc sản vùng miền trên cả nước đến với người tiêu dùng góp phần thúc đẩy phong trào người Việt dùng hàng Việt đồng thời phát triển tiêu dùng nội địa, chủ động các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nền kinh tế số bền vững.

Sàn TMĐT Postmart.vn và hệ sinh thái số của Bưu điện Việt Nam là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số đặc biệt tại khu vực nông thôn, không chỉ giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng kênh bán trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế thông qua hình thức TMĐT xuyên biên giới mà còn tạo ra một kênh tiêu thụ nông sản trên mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số. Chính từ sàn TMĐT Postmart.vn mà chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản, trái cây mùa vụ như Vải thiều Bắc Giang, Na Chi Lăng, Nhãn suồng Đồng Tháp, Sầu riêng Đắk Lắk…và nhiều loại thực phẩm thiết yếu như rau xanh, thịt, trứng, gạo…các thực phẩm chế biến như hạt khô, quả khô, dầu ăn, nước mắm…đã đến tay người tiêu dùng trong giai đoạn căng thẳng nhất khi cả nước phải áp dụng các biện pháp giãn cách, hạn chế đi lại để chống dịch, qua đó cũng chứng minh năng lực và khả năng chống chịu, liên kết chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Bưu chính quốc gia hàng đầu Vietnam Post.

Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, sự đầu tư bài bản, vận hành linh hoạt năm 2021, sàn TMĐT Postmart.vn vinh dự đạt danh hiệu top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức. Cùng với đó, sản phẩm "Nền tảng Thương mại điện tử Nông sản Việt - Postmart" của Bưu điện Việt Nam được đề cử vào Top 10 Sản phẩm thu hẹp khoảng cách số trong Chương trình Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam.

Postmartvn góp phần thúc đẩy phong trào người “Việt dùng hàng Việt”
Việc đưa các mặt hàng, đặc sản vùng miền lên sàn Postmart.vn góp phần quảng bá nông sản, đặc sản vùng miền trên cả nước đến với người tiêu dùng

 

Với nhiệm vụ phát triển nền tảng số quốc gia, thực hiện sứ mệnh phục vụ cộng đồng và tham vọng xây dựng, phát triển Postmart.vn là sàn TMĐT của người Việt, phục vụ người Việt, góp phần quan trọng và chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn và là nền tảng có đóng góp tích cực vào nền kinh tế số đất nước. Bưu điện Việt Nam và sàn Postmart.vn sẽ tiếp tục nỗ lực cùng Đảng, Chính phủ, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cấp, các ngành như Trung ương Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên tiếp tục đầu tư nguồn lực, kết nối giao thương để từng bước tạo nên thị trường kinh doanh số hoàn hảo, nâng tầm, chắp cánh nông sản, đặc sản Việt vươn tầm thế giới. Theo đó, Bưu điện Việt Nam sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: 

Một là, tiếp tục triển khai mô hình C2C và bên cạnh đó tập trung vào mô hình B2B nhằm thu hút các doanh nghiệp, đối tác lớn kết nối tiêu thụ nông sản. Bưu điện Việt Nam cũng sử dụng nguồn lực nội bộ, các kênh phân phối – cùng hệ thống Logistics, chuỗi cung ứng trên mạng lưới, trải dài 63 Bưu điện tỉnh thành phố thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức chuyển đổi số cho người dân, hướng dẫn người dân đặc biệt là bà con nông dân tiếp cận các phương thức bán hàng, mua hàng trên môi trường số và thành thạo trong việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên sàn TMĐT Postmart.vn, từ đó góp phần giải quyết vấn đề được mùa mất giá, ép giá đối với nông sản sản xuất ra đặc biệt là các sản phẩm có tính mùa vụ cao;  thông qua mạng lưới sàn TMĐT của Bưu chính các quốc gia trong liên minh Bưu chính thế giới UPU quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản của Việt Nam ra thế giới. 

Hai là, tăng cường phổ biến kỹ năng thu hái, sơ chế, bảo quản, đóng gói, xây dựng thương hiệu cho người dân khi bán hàng trên sàn TMĐT cũng như đào tạo kỹ năng bán hàng trên môi trường số; xây dựng phương án vận chuyển tối ưu cũng như ứng dụng bản đồ số trong xác định vùng nguyên liệu, thời gian thu hoạch để chủ động các chiến dịch quảng bá, truyền thông, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Phát triển mạnh mẽ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống ATM “mềm” trên nền tảng dịch vụ số và fintech và hệ thống điểm phục vụ rộng khắp của Bưu điện Việt Nam.

Ba là, với chuỗi cung ứng Logistic, Bưu điện Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế lớn khi có mạng lưới hơn 13.000 điểm phục vụ trải rộng khắp 63 tỉnh, thành, Bưu điện Việt Nam chủ động xây dựng luồng ưu tiên dành cho việc vận chuyển các sản phẩm nông sản, đồng thời bố trí khu vực bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn để lưu trữ các sản phẩm nông sản trong quá trình chờ vận chuyển. Qua đó, trở thành cầu nối vận chuyển các sản phẩm từ nhà vườn, hợp tác xã… tới tay người tiêu dùng đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm. 

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành triển khai đưa sản phẩm của các hợp tác xã, nhà cung cấp lên sàn TMĐT Postmart.vn từ đó quảng bá sản phẩm rộng rãi tới nhiều đối tượng khách hàng trên môi trường internet cũng như thực hiện mô hình tổ truyền thông số cộng đồng để lan toả tinh thần, chủ trương số hoá nông nghiệp của Đảng và Chính phủ.. 

Năm là, chủ động xây dựng hệ sinh thái số như website bán hàng, ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động thông minh, cổng truy xuất nguồn gốc bảo hộ thương hiệu, các nhà cung cấp rõ ràng, minh bạch, giấy chứng nhận, quy cách bảo quản, hướng dẫn sử dụng để khách hàng an tâm. 

Với hệ sinh thái số của doanh nghiệp, mỗi sản phẩm nông sản trên sàn đều rõ ràng về thương hiệu, nâng tầm vị thế đặc sản Việt Nam, người mua nhận biết các sản phẩm được kiểm nghiệm chất lượng. Bưu điện Việt Nam cũng sẽ phối hợp với Sở, Ban ngành địa phương chọn ra những nhà uy tín, nguồn cung đảm bảo nhất và thậm chí đó là những hợp tác xã triển khai bài bản về nhận diện thương hiệu như quy chuẩn gói bọc nổi bật tên thương hiệu, logo, tên gọi hợp tác xã,…

Sáu là, Tổ chức các chiến dịch truyền thông qua các kênh số, mạng xã hội phổ biến hiện nay, các kênh báo chí chính thống, qua các cổng thông tin điện tử và các kênh truyền thông cơ sở của địa phương, tận dụng sức mạnh lan tỏa của Sở, Ban, Ngành để hỗ trợ quảng bá thương hiệu giúp người dân tiếp cận, làm quen và thành thạo kinh doanh trên nền tảng TMĐT.

Bên cạnh những nhóm giải pháp trọng tâm, Bưu điện Việt Nam và Sàn TMĐT Postmart.vn tập trung xây dựng kế hoạch và phân chia các sản phẩm được kiểm định đạt tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap, thu hút thêm các doanh nghiệp chọn lựa sàn là kênh phân phối chính theo mô hình B2B, đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội tỉnh và cận vùng để gia tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia trên sàn thương mại điện tử, nhằm thay đổi tư duy và nhận thức về việc kinh doanh trong xu thế xã hội hiện đại ngày nay, thay thế dần phương pháp bán hàng truyền thống.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tin tưởng, những giải pháp, cách làm này sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển TMĐT của Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần đem lại cuộc sống ổn định hơn cho người dân tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm tiến tới một xã hội văn minh, hiện đại với chất lượng đời sống được phát triển và ngày càng nâng cao. Đây là minh chứng rõ nét về những nỗ lực của Bưu điện Việt Nam đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương phát động hưởng ứng đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển kinh tế số đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như công cuộc xây dựng quốc gia số, xã hội số, công dân số.

Xác định thương mại điện tử là hướng đi mới để đưa các sản phẩm nông sản tỉnh nhà vươn xa hơn nữa, Hậu Giang đang đẩy mạnh quá trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu từ truy xuất nguồn gốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tới sử dụng máy bay không người lái vào sản xuất.

Nhiều sản phẩm OCOP của TP.HCM đã lên các sàn thương mại điện tử. Dù mới tiếp cận nhưng lượng khách hàng thông qua các kênh này được đánh giá khả quan và nhiều tiềm năng.

“Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp số, nông dân số và các dịch vụ số tạo ra những sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao” là một mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 của ngành nông nghiệp Hải Phòng.

Có một chàng trai đã từ bỏ công việc công nghệ thông tin (IT) với thu nhập cao để chuyển sang kinh doanh nông sản sản và các loại hạt dinh dưỡng hướng đến sức khỏe, với khát vọng cháy bỏng muốn nâng tầm giá trị của nông sản Việt Nam.